Mụn mủ có nên nặn không? Cách nặn và các lưu ý cần biết
Mụn mủ là một trong những loại mụn nguy hiểm, dễ lây lan. Nếu bạn nặn mụn không đúng cách thì sẽ gây sưng tấy, viêm nhiễm và để lại thâm, sẹo trên bề mặt da. Vậy khi bị mụn mủ có nên nặn không? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Mục lục
Mụn mủ là gì?
Mụn mủ là các nốt mụn bị sưng tấy lên trên bề mặt da và có chứa mủ bên trong. Mụn mủ được hình thành khi bã nhờn tích tụ dưới lỗ chân lông cộng với sự tấn công của vi khuẩn C. Acnes gây viêm nhiễm.
Những vị trí thường dễ bị mụn mủ như: thái dương, chân mày, mũi, cằm và quanh miệng. Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị mụn mủ là chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, da mặt không được vệ sinh sạch sẽ, nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi,…. Vậy khi bị mụn mủ có nên nặn không? Nếu nặn thì có nguy hiểm hay để lại triệu chứng gì không? Cùng đi tìm câu trả lời ngay bên dưới nội dung.
Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây mụn mủ
Để giải đáp thắc mắc mụn mủ có nên nặn không thì bạn nên nắm rõ dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân hình thành mụn mủ.
Dấu hiệu nhận biết
Mụn mủ là một trong những loại mụn có mức độ đáng nghiêm trọng vì khi đó, lỗ chân lông bị mụn đã viêm nặng và hình thành các ổ vi khuẩn, gây sưng đỏ cho bề mặt da. Bạn có thể quan sát và nhìn thấy mụn mủ bằng mắt thường. Biểu hiện của mụn mủ là sưng đỏ, vùng nhân mụn có chứa dịch trắng hoặc vàng và khi bạn chạm vào sẽ cảm thấy đau nhức vùng.
Nguyên nhân gây mụn mủ
- Vệ sinh da không sạch sẽ
Mỗi ngày, da sẽ tiếp xúc với nhiều khó bụi, vi khuẩn và tích tụ các tế bào chết. Nếu bạn không làm sạch da kỹ lưỡng thì sẽ gây ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Sau đó, các vi khuẩn C.Acnes xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Bạn nạp quá nhiều các loại thức ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe hoặc thường xuyên rơi vào trạng thái stress thì đều là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,…Qua đó, cơ thể bị rối loạn giờ giấc sinh học và không thể đào thải các độc tố ra bên ngoài, dẫn đến hình thành mụn.
- Di truyền
Ngoài hai yếu tố trên, mụn mủ cũng được xác định nguyên nhân đến một phần từ yếu tố di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hay anh chị em bị mụn thì khả năng cao bạn cũng có thể bị mụn.
Mụn mủ có nên nặn không?
Có nên nặn mụn mủ không là băn khoăn của rất nhiều người. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bạn không nên nặn mụn mủ vì nó sẽ gây ra nhiều vấn đề sau:
- Da dễ bị nhiễm trùng: Nếu tự ý dùng tay nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn và các chất bẩn từ tay sẽ xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm. Điều này vô tình khiến cho mụn không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.
- Bề mặt da xuất hiện vết thâm, sẹo: Nếu nặn mụn không đúng kỹ thuật thì các vết thâm, sẹo trên da sẽ rất lâu lành. Những nốt thâm, sẹo này có thể biến mất sau một khoảng thời gian hoặc tồn tại vĩnh viễn trên da rất khó điều trị.
- Làm mụn lây lan nhanh và nhiều hơn: Khi nặn mụn, vi khuẩn, máu và mủ từ ổ mụn bị nặn sẽ lây lan sang các vùng da lân cận tấn công da và làm tăng nguy cơ mọc mụn. Trong một vài trường hợp, nặn mụn mủ dẫn đến nhiễm trùng máu do bị chảy máu nhiều.
Như vậy, mụn mủ có nên nặn không? Với những ảnh hưởng trên có thể thấy, bạn không nên tự ý nặn mụn mủ. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất.
>>> Xem thêm:
- Những cách trị thâm mụn hiệu quả phù hợp với từng loại da
- Mụn ẩn là gì? 4 cách trị mụn ẩn dưới da tại nhà hiệu quả
Hướng dẫn cách xử lý mụn mủ đúng cách
Có nhiều người thắc mắc rằng mụn mủ trắng có nên nặn không? Trên thực tế, các chuyên gia da liễu không khuyến khích việc nặn mụn tại nhà, đặc biệt là các loại mụn có chứa mủ. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong trường hợp khẩn cấp thì sau đây là gợi ý các bước thực hiện để phòng ngừa sự lây lan nhiễm trùng.
Xác định thời điểm mụn mủ
Bạn nên nặn vào đúng thời điểm mụn đã chín, đầu nhân trắng và có dấu hiệu gom cồi. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được nặn hay chạm vào các nốt mụn chưa chín vì chúng dễ có nguy cơ bị chai và nhiễm khuẩn.
Vệ sinh sạch sẽ cho da
Trước khi nặn mụn, bạn cần làm sạch da bằng nước tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn. Sau đó, bạn rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt để làm sạch da sâu hơn.
Làm sạch tay và dụng cụ trước khi nặn
Trước khi nặn mụn, bạn hãy rửa sạch tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nếu bạn dùng dụng cụ nặn mụn thì hãy vệ sinh chúng bằng cồn y tế, nước oxy già hoặc nước sôi trước khi sử dụng.
Xông hơi cho da mặt
Xông hơi da mặt nhằm mục đích giúp lỗ chân lông được giãn nở và việc nặn mụn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể xông hơi với nước sôi hoặc kết hợp thêm các loại lá tía tô, sả, muối… khoảng 5 phút để giúp sát khuẩn cho da.
Thao tác nặn mụn nhẹ nhàng
Trước khi nặn mụn, bạn cần phải sát khuẩn da và chỉ nên nặn những nốt mụn có cồi. Trong quá trình nặn, bạn nên dùng tay ấn nhẹ từ mọi phía và đảm bảo lực dồn về phía trung tâm mụn để tránh bị sẹo.
Sau khi nặn mụn xong, bạn phải rửa mặt với nước muối sinh lý hoặc nước rửa mặt có chứa thành phần kháng khuẩn. Bạn có thể đắp mặt nạ để làm dịu da.
Vài ngày sau khi nặn mụn, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng Mặt Trời để đảm bảo da luôn trong tình trạng sạch. Khi đầu mụn đã khô, bạn có thể thoa các sản phẩm từ thiên nhiên như: nghệ, nha đam, mật ong,… lên chỗ mụn vừa nặn để vết thương liền nhanh và không để lại sẹo.
Dưỡng da và chăm sóc vết thương đúng cách
Khi nặn mụn mủ xong, bạn sẽ thấy máu và dịch vàng được tiết ra từ các vết thương hở. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường nhưng cần chăm sóc đúng cách để làn da không gặp nhiều vấn đề ngoài mong muốn.
Bạn nên sử dụng dung dịch Povidine để sát khuẩn nốt mụn vừa được nặn, sau đó sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch tránh hiện tượng lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác.
>>> Khám phá ngay:
Khi nặn mụn mủ bạn cần lưu ý gì?
Mụn mủ có nên nặn không? Như đã nói trên, việc nặn mụn mủ không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả trên da. Vì thế, khi nặn mụn mủ bạn cần lưu ý vài điều sau:
- Bạn chỉ nên nặn mụn khi nhân mụn đã chín tới, đầu nhân mụn nổi rõ trên bề mặt da và có biểu hiện se lại. Tuyệt đối không được nặn mụn mủ khi chưa chín, còn gây viêm sưng trên bề mặt da.
- Bạn được phép nặn những nốt mụn nằm đơn lẻ trên bề mặt da và nằm ở những vị trí dễ nặn. Bạn tuyệt đối không được tự ý nặn nốt mụn mọc dày thành cụm, nhân ẩn sâu bên dưới da.
- Khi nặn mụn, bạn nên dùng bông gòn thấm mủ ngay sau đó để hạn chế để mủ lây lan sang vùng da lân cận.
- Bạn nên sử dụng tăm bông và dụng cụ thay vì sử dụng móng tay để nặn mụn vì rất dễ khiến da bị trầy xước và thâm sẹo.
- Khi bạn đã lấy hết nhân mụn, bạn hãy tiến hành sát trùng da bằng nước muối sinh lý. Nếu sau khi nặn, chỗ mụn chảy máu nhiều thì bạn cần nhanh chóng để cơ sở, bệnh viện gần nhất để bác sĩ hướng dẫn cách xử lý.
- Sau khi nặn mụn khoảng 2 ngày, bạn nên chăm sóc da mụn bằng cách dùng nước ấm rửa mặt. Điều này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bã nhờn và dầu thừa tồn đọng trên da. Không được dùng khăn để rửa mặt mà hãy dùng tay massage nhẹ nhàng.
Điều trị mụn mủ uy tín, chất lượng tại PAN Beauty
Sau khi biết được câu trả lời “mụn mủ có nên nặn không?” Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn mủ dày đặc và đã điều trị bằng nhiều cách vẫn không khỏi thì hãy tìm đến PAN Beauty để điều trị mụn chuyên sâu chỉ với 299.000 VNĐ.
Đến với PAN Beauty để điều trị mụn mủ, chúng tôi cam kết:
- Xoá bỏ mụn cũ, ngăn chặn hình thành mụn mới, thu nhỏ lỗ chân lông, điều tiết dầu, tái tạo và cân bằng độ ẩm thiết yếu cho da.
- Da trắng sáng, thon gọn, săn chắc, làm mờ thâm.
- Không để lại thâm và sẹo rỗ với kỹ thuật lấy nhân mụn chuẩn y khoa, tác động lực chính xác, không rách biểu bì, không sót chân mụn.
- Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên phác đồ điều trị hiệu quả dành cho từng cơ địa của mỗi người.
- Dịch vụ chăm sóc hoàn hảo. Không gian clinic sang trọng, thư giãn. Trang thiết bị tối tân, máy móc hiện đại được nhập khẩu chính hãng từ nước ngoài. Đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất.
Một số vấn đề liên quan đến mụn mủ
Có nên nặn mụn mủ viêm không?
Bạn đã nắm rõ được việc mụn mủ có nên nặn không nhưng vẫn không biết rằng mụn mủ viêm thì nên xử lý như thế nào. Mụn mủ viêm là loại mụn mủ mà tình trạng viêm nhiễm của nó đã ăn sâu vào da, tạo thành ổ mủ và gây đau nhức mỗi khi chạm. Loại mụn này được đánh giá ở cấp độ nghiêm trọng nhất vì thế bạn tuyệt đối không được nặn loại mụn này mà phải đến thăm khám các cơ sở da liễu uy tín để xử lý.
Bị mụn mủ nên kiêng ăn gì?
Một trong những nguyên nhân hình thành mụn mủ chính là chế độ ăn không lành mạnh. Bạn nên hạn chế việc nạp quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều đường gây ra sự tăng tiết bã nhờn. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm rau xanh và trái cây giàu khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ một làn da khỏe mạnh và hạn chế nổi mụn.
Cách ngăn mụn mủ quay lại sau khi nặn
Bạn nên chú ý vệ sinh vùng da vừa được nặn để tránh hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và gây tái phát mụn một lần nữa. Ngoài ra, giữ tinh thần thoải mái và lựa chọn chế độ ăn phù hợp cũng là những việc nên làm để ngăn ngừa mụn mủ quay lại.
Hiện nay có rất nhiều khách hàng trải nghiệm và đánh giá cao chất lượng dịch vụ điều trị mụn tại PAN Beauty. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin bằng cách liên hệ qua hotline hoặc inbox Fanpage PAN Beauty. Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “mụn mủ có nên nặn không?”. Ngoài mụn bọc, bạn cũng nên tìm hiểu mụn ẩn là gì để sở hữu một làn da mịn màng không tì vết. Để giải quyết dứt điểm tình trạng mụn mủ thì bạn nên tham khảo PAN Beauty để được nhân viên thăm khám miễn phí và tư vấn kỹ càng hơn.